Điều trị và phòng tránh Viêm_đường_tiết_niệu

Những thông tin y khoa của Wikipedia tiếng Việt chỉ mang tính chất tham khảo và không thể thay thế ý kiến chuyên môn. Trước khi sử dụng những thông tin này, đề nghị liên hệ và nhận sự tư vấn của các bác sĩ chuyên môn.

Điều trị

  • Điều trị bằng kháng sinh

Viêm đường tiết niệu không điều trị sớm sẽ làm giảm chức năng của bàng quang hoặc thận ở cả nam giới và nữ giới, thậm chí hệ tiết niệu có thể bị tổn thương vĩnh viễn. Cách điều trị thông thường đối với bệnh này là sử dụng kháng sinh diệt vi khuẩn. Đặc biệt là cần phải chữa trị dứt điểm và vệ sinh đúng cách nếu không bệnh tái phát lại sẽ nặng hơn và khó chữa hơn. Tuy nhiên, khi dùng kháng sinh trị bệnh cần lưu ý sử dụng đúng và đủ liều, đồng thời cần điều trị theo phác đồ để tránh tình trạng vi khuẩn không được tiêu diệt hết, khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ tái phát. Khi đó, người bệnh sẽ phải sử dụng kháng sinh liều cao hơn để diệt khuẩn, gây mệt mỏi cho cơ thể.

Ngoài ra, lưu ý với những người bị viêm đường tiết niệu do thấp nhiệt (nóng trong) thì không nên điều trị bằng kháng sinh vì bản thân người bệnh không bị nhiễm khuẩn, nếu dùng kháng sinh có thể dẫn tới bệnh ngày càng nặng hơn.

  • Điều trị bằng đông y

Trong đông y, Kim Ngân Hoa và Kim Tiền Thảo là hai loại thảo dược được sử dụng kết hợp để điều trị viêm đường tiết niệu an toàn và cho hiệu quả cao với cơ chế "thông, xả". Theo đó, Kim Ngân Hoa được ví như kháng sinh tự nhiên, giúp diệt khuẩn cực mạnh, đặc biệt là vi khuẩn E.Coli. Đồng thời Kim Tiền Thảo có tác dụng thanh nhiệt, lợi niệu, từ đó giúp đào thải vi khuẩn đã chết và vi khuẩn bám trên bề mặt đường niệu ra ngoài. Vì vậy, uống thật nhiều nước kết hợp với hai dược liệu trên sẽ giúp tiểu mạnh nhiều, rửa trôi vi khuẩn, mảng viêm ở bàng quang, đồng thời "xả sạch" vi khuẩn ra khỏi đường niệu một cách dễ dàng, an toàn. Với phương pháp điều trị này, đối với những bệnh nhân bị viêm đường tiết niệu do thấp nhiệt (nóng trong) cũng cho hiệu quả cao.

Phòng tránh

Để phòng chống bệnh này, có thể kết hợp dùng thảo dược và vệ sinh sạch sẽ để ngăn chặn vi khuẩn viêm nhiễm. Nhà vệ sinh sạch cũng là một nhân tố quan trọng để tránh mắc bệnh này.

Nên đi tiểu ngay sau khi quan hệ tình dục để loại bỏ vi khuẩn có thể xâm nhập vào bên trong. Sau khi giao hợp, nên uống nước và đi tiểu sớm để giảm vi trùng xâm nhập ống dắt tiểu và bọng đái, để loại bỏ các vi khuẩn ở niệu đạo, vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục, thay băng vệ sinh thường xuyên trong những ngày có kinh nguyệt, thực hiện quan hệ chung thủy một vợ một chồng. Bao cao su cũng là một biện pháp phòng tránh cần thiết nhất là với các cuộc tình một đêm hay quan hệ không có chủ định trước.

Cần uống nhiều nước mỗi ngày, nên uống ít nhất 1,5 đến khoảng 2 lít nước mỗi ngày có thể là nước lọc, nước râu ngô, bông mã đề… để giúp làm loãng nước tiểu và góp phần loại bỏ vi khuẩn. Đây là một biện pháp phòng bệnh viêm đường tiết niệu hữu hiệu.

Tuyệt đối không được nhịn tiểu bởi nhịn tiểu sẽ khiến nước tiểu bị ngưng đọng và ứ đọng, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Khi có nhu cầu đi tiểu, không nên nhịn, hãy đi tiểu ngay. Hơn nữa nhịn tiểu làm tăng nguy cơ trương cơ, co thắt bàng quang. Khi đi tiểu thì đừng vội vã khi đi tiểu, hãy đi từ từ. Không nên quá sức, sẽ ảnh hưởng đến xương chậu.

Tránh mặc các loại quần áo, đồ lót quá chật, làm bằng chất liệu khó thoát mồ hôi. Không sử dụng thường xuyên các sản phẩm thụt rửa không phù hợp có chứa chất kiềm, có chất sát khuẩn…

Bổ sung dinh dưỡng bằng cách thường xuyên uống vitamin C bổ sung. Uống nhiều Vitamin C vì Vitamin C ngăn ngừa viêm bàng quang Vitamin C tăng axit trong nước tiểu, vì thế, hạn chế được sự bùng phát của các loại vi khuẩn. Vitamin C làm tăng mức độ axít trongnước tiểu, giúp giảm số lượng vi khuẩn có hại hiện diện trong hệ thống đường tiết niệu..

Một số loại quả quen thuộc giúp phòng và chữa căn bệnh này như: Nước ép trái cây nam việt quất, nước cam nhất là trộn nước cam với nước dừa non sẽ rất lợi tiểu trong trường hợp ít đi tiểu, viêm nhiễm đường tiết niệu và các chứng đau khác do viêm nhiễm gây ra ngoài ra còn các loại nước chanh Nho tươi, chuối, Hạt dưa...

Băng vệ sinh cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng tới đường tiết niệu. Việc sử dụng băng vệ sinh không đúng cách, để băng lâu không thay cũng làm bạn bị viêm nhiễm, lâu dần không chữa trị thì vi khuẩn còn có thể xâm nhập cả đường tiết niệu gây viêm.